Chắc hẳn yến sào đã không còn quá xa lạ với nhiều gia đình ở Việt Nam. Yến sào có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là ở người già. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến yến sào thành những món ăn bổ dưỡng cho người già, người cao tuổi.
Trong bài viết này, CTCP Yến Sào Nha Trang xin giới thiệu đến bạn một số món ăn thơm ngon được chế biến từ yến sào dành cho người già.
1. Một số bệnh mà người già thường gặp phải.
a) Trí nhớ giảm sút.
Đa số người già sẽ gặp phải bệnh giảm trí nhớ, lúc nhớ lúc quên, không còn minh mẫn như trước. Duy trì trí tuệ minh mẫn được cho là một tiêu chí đánh giá sự thành công của tuổi già.
b) Bệnh về tim mạch.
Những bệnh về hệ tim mạch thường gặp như bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, các bệnh van tim như hở van hai lá, van ba lá,…
Vì vậy, người già cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống khoa học để cải thiện các bệnh về tim mạch.
c) Bệnh về đường hô hấp.
Một số bệnh hệ hô hấp thường gặp như: viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm phổi, giãn phế quản,…
d) Bệnh về hệ tiêu hóa.
Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt thức ăn do viêm lợi, rụng răng và các bệnh quanh răng.
Táo bón là vấn đề thường gặp nhất ở người cao tuổi. Táo bón thường mãn tính và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người già.
e) Bệnh về xương khớp.
Khi về già, xương khớp sẽ không còn được chắc và khỏe như trước. Một tác động nhỏ cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn. Bệnh xương khớp ở người cao tuổi thường ảnh hưởng lớn đến chức năng sống, giảm hoạt động dẫn tới giảm khối lượng xương, cơ và tăng nguy cơ gãy xương ở người già.
2. Tác dụng của yến sào đối với người già.
a) Tác dụng của yến sào đối với hệ hô hấp.
Trong yến sào có chứa hơn 50% protein, 20 axit amin và 31 nguyên tố đa vi lượng. Trong đó, có một có axit amin có khả năng ngăn ngừa quá trình “lão hóa” của hệ hô hấp ở người già, như: Glycine, Selenium,…
Yến sào giúp tăng sức đề kháng với các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng, hỗ trợ giảm ho, làm tan đờm. Khi chế biến yến sào với gừng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
b) Tác dụng của yến sào với tim mạch.
Trong tổ yến không chứa đường, tinh bột nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo đến vấn đến béo phì, tăng đường trong máu,…
Đặc biệt hơn, trong tổ yến có chứa axit amin Methionice giúp phân hủy chất béo trong cơ thể. Tổ yến giúp giảm hiện tượng loạn tim, tim đập nhanh, và ngăn chặn nguy cơ đông máu giảm hẳn chứng nhồi máu cơ tim.
Và tổ yến có những hoạt chất giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu và thành mạch máu do đó giúp phòng và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả.
c) Tác dụng của yến sào đối với hệ tiêu hóa.
Trong yến sào còn có chứa Crom (Cr) – một nguyên tố quý hiếm, rất quan trọng trong việc kích thích hệ tiêu hóa của người già, giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
d) Yến sào giúp tăng cường trí nhớ.
Các nguyên tố như Magie (Mg), Kẽm (Zn), Đồng (Cu),…giúp ổn định hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ cho người già.
e) Tác dụng của yến sào đối với xương khớp.
Glucosamine trong tổ yến sẽ giúp phục hồi sụn bao khớp. Ngoài Glucosamine, trong yến sào còn chứa nhiều thành phần khác tốt cho xương khớp. Cụ thể:
♥ Canxi giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương.
♥ Acid syalic và tyrosine giúp ngăn ngừa được sự thoái hóa khớp.
♥ Lysine: Tăng hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe, ngừa lão hóa cột sống
Bên cạnh đó, trong yến sào còn có các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ:
♥ Glycol protein có tác dụng thúc đẩy sự phân chia tế bào của hệ thống miễn dịch.
♥ Axit aspartic giúp xây dựng các kháng thể và hệ miễn dịch.
3. Các món ăn chế biến từ yến sào giúp người già tăng sức đề kháng.
a) Cháo tổ yến thịt bằm.
* Chuẩn bị nguyên liệu:
– Gạo tẻ: 100 – 200g
– Tổ yến: 15 – 20g (khoảng 2 tổ yến).
– Thịt bằm: 100 – 200g.
– Gia vị.
– Hành lá, ngò.
* Cách chế biến.
– Bước 1: Sơ chế tổ yến.
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên sử dụng tổ yến tinh chế (tổ yến đã làm sạch lông và tạp chất). Nếu sử dụng tổ yến thô (còn lông, tạp chất), bạn cần xử lý sơ chế để loại bỏ lông và tạp chất.
Với tổ yến tinh chế, bạn ngâm trong nước khoảng 2-3 tiếng cho yến nở từ từ. Sau đó dùng tay xé nhỏ tổ yến thành sợi nhỏ.
Chưng cách thủy tổ yến khoảng 30 phút.
– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác.
Sau khi cho tổ yến vào nồi để chưng. Bạn vo sạch gạo tẻ, sau đó cho lên nồi ninh khoảng 30 phút.
Phi một ít hành khô, sau đó cho thịt bằm vào xào đến khi thịt săn lại. Sau đó bỏ ra bát.
Hành, ngò rửa sạch.
– Bước 3: Nấu cháo tổ yến thịt bằm.
Sau khi ninh gạo mềm, cho thịt bằm và tổ yến vào nồi cháo, ninh thêm khoảng 5 phút. Sau đó cho gia vị để vừa ăn. Rồi tắt bếp.
Múc cháo ra bát, rắc thêm ít hành ngò, tiêu lên. Nên ăn khi còn nóng.
b) Cháo tổ yến bí đỏ.
* Chuẩn bị nguyên liệu:
– Tổ yến: 15-20g (nên sử dụng tổ yến tinh chế để tiết kiệm thời gian).
– Bí đỏ: 200g.
– Gạo tẻ: 100 – 200g (khoảng 1 bát).
– Gia vị, hành ngò.
* Cách chế biến.
– Bước 1: Sơ chế tổ yến.
Với tổ yến tinh chế, bạn ngâm trong nước khoảng 2-3 tiếng cho yến nở từ từ. Sau đó dùng tay xé nhỏ tổ yến thành sợi nhỏ.
Chưng cách thủy tổ yến khoảng 30 phút.
– Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác.
Sau khi cho tổ yến vào nồi để chưng. Bạn vo sạch gạo tẻ, sau đó cho lên nồi ninh khoảng 30 phút hoặc ninh đến khi mềm ra.
Bí ngô gọt sạch vỏ, rửa sạch. Sau đó đem hấp đến khi bí mềm.
Rửa sạch hành ngò, thái nhỏ.
– Bước 3: Chế biến cháo tổ yến bí đỏ.
Sau khi bí mềm sẽ nghiền nhỏ. Cho vào nồi cháo và khuấy đều. Thêm ít gia vị cho vừa miệng.
Múc cháo ra bát, đặt tổ yến lên trên. Rắc ít tiêu, hành ngò. Sau đó có thể thưởng thức ngay.
c) Chế biến yến sào chưng hạt sen, táo đỏ.
* Chuẩn bị nguyên liệu chế biến.
– Tổ yến sào đã được làm sạch: 5 – 10g
– Hạt sen: 100g
– Táo đỏ khô: 50g
– Đường phèn.
* Cách chế biến yến sào với hạt sen, táo đỏ.
– Bước 1: Ngâm tổ yến.
Lấy tổ yến sào đã được làm sạch hoặc sử dụng tổ yến tinh chế ngâm vào nước khoảng 30 phút cho nở ra. Kiểm tra thấy tổ yến đã mềm thì vớt ra và để cho ráo nước.
– Bước 2: Chế biến hạt sen.
Đối với hạt sen khô: bạn cần rửa sạch ngâm trong nước khoảng 60 phút để hạt sen mềm ra. Sau đó, cho vào nồi và đun sôi 1 lúc.
Đối với hạt sen tươi: bạn cần rửa sạch, tách vỏ và lấy tâm sen rồi mới cho vào nồi đun sôi. Hạt sen tươi rất nhanh mềm nên cần chú ý thời gian.
– Bước 3: Chế biến táo đỏ.
Rửa sạch táo đó, nếu kích thước lớn thì có thể cắt đôi, sau đó đợi hạt sen mềm thì cho vào nồi nấu chung. Chú ý để lửa nhỏ, riu riu.
– Bước 4: Chế biến yến sào.
Sau khi để yến ráo nước, bạn cho vào chén có nắp rồi chưng cách thủy khoảng 45 phút. Sau đó cho đường phèn (tùy khẩu vị từng người mà sẽ cho nhiều hay ít) vào chén yến sào rồi chưng tiếp khoảng 10 phút. Sau đó tắt bếp.
– Bước 5: Chế biến yến sào đã chưng cùng hạt sen, táo đỏ.
Cho hỗn hợp hạt sen, táo đỏ vào chén yến sào, sau đó chưng tiếp khoảng 5 phút nữa là có thể sử dụng ngay.
Trên đây, Yến Sào Nha Trang đã giới thiệu đến bạn tác dụng của yến sào đối với người già và các chế biến yến sào giúp người già tăng sức đề kháng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến Hotline: 1800 64 68 80 để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm yến sào nhé.
HCM: 290A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM
HN: 97 Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Nha Trang: 47 Lê Thánh Tôn, P.Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Đà Lạt: Thương xá Latulip, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, TP Đà Lạt (chợ Hòa Bình)
CÔNG TY CỔ PHẦN YẾN SÀO NHA TRANG
THƯỞNG THỨC TỔ YẾN THẬT
Cam kết mang lại cho bạn những sản phẩm chất lượng và những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.
Liên hệ và đặt hàng tại: Hotline: 1800 64 68 80 Website: ysnt.com.vn Fanpage: Yến sào Nha Trang Hệ thống Showroom: Showroom Yến Sào Nha Trang |
Các trang thương mại điện tử: √ Tiki: Cửa hàng Yến Sào Nha Trang √ Shopee: Cửa hàng Yến Sào Nha Trang √ Lazada: Cửa hàng Yến Sào Nha Trang |